I. Điều kiện cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
(Điều 9 Luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006; Điều 3, Điều 5 Nghị định 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Khoản 6, PHẦN I Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
- Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. rường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế. Khi có sự thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước bằng văn bản kèm theo sơ yếu lý lịch của người mới được giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản chứng minh đủ điều kiện theo quy định.
- Có tiền ký quỹ theo quy định: Mức tiền ký quỹ là một tỷ đồng; Ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở…
II. Cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Chuẩn bị hồ sơ: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định.
- Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động ngoài nước. Cán bộ sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
- Nhận kết quả
III. cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Thành phần hồ sơ:
(Điều 10 Luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2007; Khoản 2, PHẦN I Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu (Đơn cấp giấy phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn theo quy định
- Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ.
- Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
- Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định.
- Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
- Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.
Cơ quan có thẩm quyền:
(Điều 10 Luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2007).
- Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.
Thời gian cấp:
(Điều 10 Luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2007).
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- Luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006.
- Nghị định 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
BIỂU MẪU
- Danh mục biểu mẫu đính kèm theo Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
VI PHẠM HÀNH CHÍNH
- Hành vi vi phạm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tại Điều 29 Nghị định này quy định:
Điều 29. Vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) có một trong các hành vi sau đây:
- Không công bố Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
- Không niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chi nhánh.
- Sử dụng người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không có trình độ từ đại học trở lên.
- Không báo cáo việc thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi sau đây:
- Không thông báo việc giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không đủ 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi sau đây:
- Không thực hiện phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Không thực hiện phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi sau đây:
- Giao nhiệm vụ cho quá 03 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Giao nhiệm vụ cho chi nhánh không đúng theo quy định của pháp luật.
- Chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ thực hiện vượt quá phạm vi nhiệm vụ được giao về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- ) Ký kết các hợp đồng liên quan đến đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyển chọn lao động; dạy nghề, dạy ngoại ngữ, tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động; thu tiền của người lao động; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian bị tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng cung ứng lao động, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc sau khi đã nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp khác để tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp mình để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nưóc ngoài cho người đã từng quản lý một doanh nghiệp dịch vụ khác bị thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc cho người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:
- Từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều này.
- Từ 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này.
_____________________________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
- HOTLINE: 0914 519 759
- ĐỊA CHỈ: 8-10 Lê Văn Thiêm, phường Tân Phong, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh
- FANPAGE: https://www.facebook.com/TPITamPhat
- WEBSITE: http://tpivietnam.net
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!