Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài

thành lập công ty có người nước ngoài góp vốn

Nhà đầu tư (Tổ chức, cá nhân) nước ngoài được quyền thành lập tổ chức kinh tế (Công ty) tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư phải thực hiện quyết định chủ trương đầu tư (trong một số trường hợp), xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

I. Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài

1. Hồ sơ xin giấy phép đầu tư:
(Điều 33 Luật đầu tư 2014)

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.

Nếu không muốn mất thời gian với những thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài phức tạp >> hãy gọi ngay cho Tâm Phát TPI Việt Nam 0914 519 759 để được giải quyết. Thời gian là vàng bạc, hãy tận dụng làm những việc khác, mọi thứ còn lại hãy để Tam Phát lo!

liên hệ tâm phát tpi

2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư:
(Điều 37 Luật Đầu tư 2014)

Phòng đầu tư thuộc Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

II. Điều kiện đối với thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

(Điều 22 Luật đầu tư 2014.)

– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài là không hạn chế, trừ các trường hợp sau đây:

  •  Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên:

  • Hiện tại, phần lớn các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành lập mới tại Việt Nam áp dụng các điều kiện, phạm vi ngành nghề theo Biểu Cam kết WTO mà Việt Nam tham gia vào năm 2006. Ngoài ra, còn có các hiệp ước song phương giữa Việt Nam và một số nước hoặc cam kết của Việt Nam và EU…

Bài viết liên quan:

Thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Những điều cần chú ý khi muốn thành lập doanh nghiệp

2. Quyết định chủ trường đầu tư:

Đối với công ty thành lập để thực hiện dự án đầu tư cần quyết định chủ trương đầu tư thì việc quyết định chủ trương đầu tư được chia thành 3 cấp:
Thẩm quyền của Quốc Hội:

  • Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên.
  • Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác
    + Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Thẩm quyền của Thủ tướng Chính Phủ:

  • Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau: Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác; Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino…
  • Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5000 tỷ đồng trở lên.
  • Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài.

Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh:

  • Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

thành lập công ty có người nước ngoài góp vốn

III. Quy trình xin giấy phép thành lập công ty có vốn nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua bưu điện.
Bước 3: Nhận kết quả theo thông báo trả kết quả trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Thời hạn cấp phép:
(Điều 37 Luật Đầu tư 2014):15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

IV. Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

1. HỒ SƠ XIN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP:

(Điều 21, 22, 23 Luật doanh nghiệp 2014)

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • CMND/CCCD, hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền đại diện phần vốn góp.
  • Danh sách thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH); Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty Cổ phần).
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

2. THẨM QUYỀN CẤP:

(Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp): Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư;

3. TRÌNH TỰ THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua bưu điện
Bước 3: Nhận kết quả theo thông báo trả kết quả trực tiếp hoặc qua bưu điện.

4. THỜI HẠN CẤP: 3 đến 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5. LỆ PHÍ NHÀ NƯỚC:
(Thông tư 215/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành).
– 300.000 đồng

NỘP HỒ SƠ LIÊN THÔNG:

Hiện nay, Sở kế hoạch đầu tư có hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đăng ký thành lập mới qua trang cổng thông tin online và có thể nộp liên thông 2 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời gian rút gọn từ 15-20 ngày.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

  • Luật doanh nghiệp 2014.
  • Luật đầu tư 2014.
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông tư 215/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
  • Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
  • Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

BIỂU MẪU

  • Danh mục biểu mẫu hồ sơ đính kèm Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

thủ tục hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh

VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Hành vi vi phạm trong hoạt động đăng ký kinh doanh được quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tại Điều 6 Nghị định này quy định:
“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

________________________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

0914 519 759