Văn bản được căn cứ:
- Luật Đầu tư 2014;
- Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010;
- Luật Thương mại 2005;
- Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
1. Khái niệm
– Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, sản phẩm rượu được sản xuất từ quá trình lên men từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả được pha chế từ cồn thực phẩm.
– Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích.
– Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp.
2. Kinh doanh rượu gồm các hoạt động sau đây
– Sản xuất rượu công nghiệp;
– Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh;
– Sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại;
– Phân phối rượu;
– Bán buôn rượu;
– Bán lẻ rượu;
– Bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
3. Sản xuất rượu công nghiệp
3.1 Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp (Điều 8 Nghị định 105/2017/NĐ-CP)
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quymô dự kiến sản xuất.
– Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
– Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
– Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
– Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
3.2 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (Điều 19 Nghị định 105/2017/NĐ-CP)
– Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp;
– Bản sao giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
– Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường
– Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
– Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.
3.3 Thẩm quyền cấp phép (Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP)
– Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên;
– Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm.
3.4 Thời hạn cấp (Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP)
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Lưu ý:
– Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm. Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày.
– Thực hiện chế độ báo cáo hàng năm cho cơ quan nhà nước về tình hình sản xuất của đơn vị.
3.5 Phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo thông tư 196/2014/TT-BTC)
– Phí thẩm định điều kiện hoạt động để cấp mới giấy phép sản xuất rượu công nghiệp quy định như sau:
– Đối với cơ sở sản xuất rượu có công suất thiết kế từ 3 triệu lít/năm trở lên: 4.500.000 đồng/cơ sở/lần;
– Đối với cơ sở sản xuất rượu có công suất thiết kế dưới 3 triệu lít/năm: 2.000.000 đồng/cơ sở/lần;
– Lệ phí cấp mới giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 400.000 đồng/giấy/lần.
3.6 Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về sản xuất rượu công nghiệp (Nghị định 185/2013/NĐ-CP)
Đối với hành vi sản xuất rượu công nghiệp vượt quá sản lượng được phép sản xuất ghi trong giấy phép sản xuất rượu công nghiệp mức phạt tiền có thể là:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp vượt dưới 05% sản lượng được phép sản xuất;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 05% đến dưới 10% sản lượng được phép sản xuất;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 10% đến dưới 15% sản lượng được phép sản xuất;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 15% đến dưới 20% sản lượng được phép sản xuất;
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 20% sản lượng được phép sản xuất trở lên.
Ngoài ra Doanh nghiệp có thể sẽ bị tước quyền quyền sử dụng giấy phép sản xuất rượu công nghiệp từ 03 đến 06 tháng.
———————————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
- HOTLINE: 0914 519 759
- ĐỊA CHỈ: 8-10 Lê Văn Thiêm, phường Tân Phong, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh
- FANPAGE: https://www.facebook.com/TPITamPhat
- WEBSITE: http://tpivietnam.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!