Thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Trước khi chuẩn bị làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, bạn cần xác định rõ những vấn đề sau:
- Hàng hóa có bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam hay không?
- Hàng hóa bạn chuẩn bị nhập có cần giấy phép nhập khẩu không? Nếu có bạn phải biết đó là của cơ quan nào?
- Hàng hóa có cần kiểm tra chuyên nghành không?
Bạn là công ty về xuất – nhập khẩu vừa mới thành lập, bạn đã có đơn hàng đầu tiên nhưng khá lo lắng về các quy trình, thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn hiểu về thủ tục nhập khẩu và các quy trình để thực hiện một cách nhanh chóng nhất.
Các mặt hàng bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu
(Tham khảo danh mục hàng hóa XK-NK cần giấy phép).
- Đối với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ.
- Những hàng hóa cần cấp phép nhập khẩu là những mặt hàng bị hạn chế hay nhập khẩu có điều kiện, khi kinh doanh những mặt hàng này đòi hỏi phải xin giấy phép từ các cơ quan có thẩm quyền.
- Khi nhập khẩu hàng hóa thì các giấy phép nhập khẩu sẽ được quản lý chặt chẽ hơn vì các quốc gia này đều phát triển nền kinh tế theo hướng nhập khẩu. Việc quản lý chặt chẽ những hoạt động nhập khẩu vô hình dung đã tạo nên những rào cản thương mại cả về mặt kinh tế về mặt kỹ thuật.
- Việc xin giấy phép nhập khẩu được thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng để hợp đồng nhập khẩu đó cơ sở pháp lý đầy đủ.
Bạn chú ý nhé, Khi xin giấy phép nhập khẩu cần xem xét kỹ các giấy tờ thủ tục cần thiết của hàng hóa cần nhập khẩu. Ví dụ như các mặt hàng được quản lý chặt chẽ thường là những hàng hóa về dược phẩm, thực phẩm, trang thiết bị quân sự…
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa gồm những bước nào?
1. Trình tự thực hiện như sau:
- Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (nếu có), xuất trình thực tế hàng hoá (nếu có) cho cơ quan hải quan.
- Bước 2: Công chức hải quan thực hiện việc thông quan hàng hoá cho người khai hải quan.
2. Cách thức thực hiện: thực hiện theo thủ tục điện tử
Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
(Theo khoản 2, Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu).
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Tờ khai hàng hàng hóa nhập khẩu) theo các chỉ tiêu thông tin (Chỉ tiêu thông tin tờ khai hải quan).
- Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Tờ khai hàng hóa nhập khẩu).
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
- Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
- Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên.
- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan.
- Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn. - Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần.
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
- Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ nêu trên nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá (Tờ khai trị giá hải quan), gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, nhập khẩu.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
- Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.
- Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.
- Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan.
- Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người nhập khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.
Thời hạn giải quyết thủ tục nhập khẩu hàng hóa:
(Theo điều 23 Luật Hải quan 2014)
– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
- Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
________________________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
- HOTLINE: 0914 519 759
- ĐỊA CHỈ: 8-10 Lê Văn Thiêm, phường Tân Phong, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh
- FANPAGE: https://www.facebook.com/TPITamPhat
- WEBSITE: http://tpivietnam.net
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!