Văn bản được căn cứ:
- Luật Đầu tư 2014;
- Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010;
- Luật Thương mại 2005;
- Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
1. Khái niệm
– Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, sản phẩm rượu được sản xuất từ quá trình lên men từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả được pha chế từ cồn thực phẩm.
– Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích.
– Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểmbán hàng.
2. Kinh doanh rượu bao gồm các hoạt động sau đây
– Sản xuất rượu công nghiệp;
– Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh;
– Sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại;
– Phân phối rượu;
– Bán buôn rượu;
– Bán lẻ rượu;
– Bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
3. Bán rượu tiêu dùng tại chỗ
3.1 Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ (Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP)
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập hợp pháp
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
– Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
3.2 Hồ sơ (Điều 24 Nghị định 105/2017/NĐ-CP)
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
– Bản sao hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
3.3 Thẩm quyền cấp phép (Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP)
– Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
3.4 Thời hạn cấp (Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP)
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan cấp phép có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Trường hợp từ chối cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cơ quan cấp phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Lưu ý:
– Thời hạn của Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là 05 năm. Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày.
– Thực hiện chế độ báo cáo hàng năm cho cơ quan nhà nước về tình hình sản xuất của đơn vị.
———————————————————————————-
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
- HOTLINE: 0914 519 759
- ĐỊA CHỈ: 8-10 Lê Văn Thiêm, phường Tân Phong, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh
- FANPAGE: https://www.facebook.com/TPITamPhat
- WEBSITE: http://tpivietnam.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh