Quy trình thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

chi phí làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa

Quy trình thủ tục xuất khẩu hàng hóa

Ở bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu và chia sẻ cho các bạn về quy trình thủ thục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và những điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu. Hôm nay Tâm Phát TPI chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Khi xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài thì cần làm những thủ tục gì?

 Xin giấy phép (nếu có)

Trường hợp 1: Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với những hàng hóa hoặc dịch vụ: Khi kinh doanh những mặt hàng thông thường được sự cho phép của cơ quan chủ quản hoặc cán bộ chuyên ngành.

Trường hợp 2: Bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu (Tham khảo danh mục hàng hóa XK-NK cần giấy phép).

  • Đối với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ.
  • Những hàng hóa cần cấp phép xuất khẩu là những mặt hàng bị hạn chế hay xuất khẩu có điều kiện, khi kinh doanh những mặt hàng này đòi hỏi phải xin giấy phép từ các cơ quan có thẩm quyền.

Các thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

1. Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (nếu có), xuất trình thực tế hàng hoá (nếu có) cho cơ quan hải quan.
  • Bước 2: Công chức hải quan thực hiện việc thông quan hàng hoá.

2. Cách thức thực hiện: thực hiện thủ tục điện tử.

Thành phần hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

Thành phần hồ sơ:
(Theo khoản 1, Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu).

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (Tờ khai hàng hóa xuất khẩu) theo các chỉ tiêu thông tin (Chỉ tiêu thông tin tờ khai hải quan).
    – Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu (Tờ khai hàng hóa xuất khẩu).
  • Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
    – Đối với chứng từ quy định tại điểm b, điểm c nêu trên, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

chi phí thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

Bài viết liên quan:

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Quy định nhập khẩu thực phẩm, hồ sơ thủ tục kiểm tra

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa: Chi cục hải quan.
Thời hạn giải quyết: (Theo điều 23 Luật Hải quan 2014)

  • Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan).
  • Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:

+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan.

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Lệ phí: 20.000 đồng
(Thông tư số 274/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh).

Văn bản pháp luật.

  • Luật Hải quan 2014.
  • Luật Giao dịch điện tử 2005.
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
  • Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Thông tư số 274/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
  • Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Biểu mẫu

 Danh mục biểu mẫu đính kèm theo thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Vi phạm hành chính liên quan đến thủ tục xuất khẩu hàng hóa

  • Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa được quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
  • Điều 14. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung ghi trong giấy phép.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Tạm nhập – tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép; thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập – tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập – tái xuất.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật.
  • Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật.
  • Sử dụng hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; thuộc diện nhập khẩu có điều kiện, giấy phép không đúng mục đích mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.



0914 519 759