Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Những điều cần biết về thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Có nên mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Với nhu cầu của thị trường Việt Nam, hàng hóa Trung Quốc được nhập về Việt Nam ngày càng nhiều với số lượng lớn. Để vận chuyển hàng hóa Trung Quốc về, cần phải có một số giấy tờ thông quan nhất định. Việc chuẩn bị giấy tờ là khâu quan trọng nhất trong quá trình làm thủ tục hải quan, chuẩn bị chứng từ sớm và chuẩn xác sẽ đóng góp đế 95% tiến độ khai báo hải quan cũng như chi phí làm hải quan. Vậy Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc như thế nào bạn đã biết chưa? Mời bạn đọc bài chia sẻ dưới đây của TPI Vietnam nhé.
Hồ sơ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
1. Hợp đồng thương mại( một bản sao)
Hợp đồng thương mại được hiểu là hình thức pháp lí của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai bên hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vị của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
Những hoạt động thương mại bao gồm hoạt động thương mại được thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam, hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài hay điều ước quốc tế mà Việt Nam làm thành viên ( xác định theo Điều 1, LTM 2005).
2. Hóa đơn thương mại ( 1 bản gốc)
Hóa đơn thương mại là loại chứng từ cơ bản của công tác thanh toàn, do người bán hàng phát hành ra để yêu cầu người mua phải trả số tiền ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thương mại này ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng và phương thức thanh toán hay chuyển hàng như thế nào?
Hóa đơn này có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp thương mại, là cơ sở để ghi nhận hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp. Hóa đơn thương mại thường được lập làm nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác nhau, trong đó có xuất trình cho hải quan để tính tiền thuế và thông quan hàng hóa và nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.
3. Phiếu đóng gói ( 1 bản gốc)
Phiếu đóng gói hay còn được gọi với cái tên khác là packing last. Đây là thành phần quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Phiếu này dùng để khai và nộp bản gốc cho hải quan để làm hàng, nội dung là chi tiết về lô hàng bao gồm số container, tên hàng hóa, trọng lượng hàng, và các thông tin về khác.
4. Vận tải đơn
Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tính trạng hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng, là bằng chứng quyền sở hữu hàng hóa, có thể dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Vận đơn được kí và phát hành theo bộ gồm các bản gốc và bản sao. Khi thanh toán hàng qua thẻ tín dụng, người bán thường phái xuất trình toàn bộ vận đơn gốc mới được thanh toán tiền hàng. Để được nhận hàng, người nhận hàng phải xuất trình một bản vận đơn gốc cho người vận chuyển. Vận đơn cũng là một chứng từ cần thiết để nộp hải quan khi thông quan hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.
5. Giấy chứng nhận xuất xứ ( 1 bản gốc)
Thông thường, nước nhập khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu trình chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Chứng nhận xuất xứ đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa.
Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ để chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan cũng như những quy định của pháp luật, là chứng từ không thể thiếu khi thông quan hàng hóa, đặc biệt là đối với hàng thực phẩm.
Những giấy tờ cơ bản trên, bạn cần cung cấp giấy phép (nếu có) và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của hải quan.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
1. ký hợp đồng ngoại thương
Bước đầu tiên là việc đàm phán ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài. Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan, trong đó có một số điều khoản chính như sau:
- Tên hàng, Quy cách hàng hóa.
- Số lượng / trọng lượng hàng.
- Giá cả, Cách đóng gói.
Và một số điều khoản quan trọng khác như:
- Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW…), thời gian giao hàng.
- Thanh toán: thời hạn, phương thức thanh toán: bằng điện chuyển tiền (TT) hay tín dụng thư (L/C).
- Chứng từ hàng hóa người bán phải gửi người mua.
2. Vận chuyển hàng về Việt Nam khi làm nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Đến bước này, hai bên sẽ thu xếp vận chuyển hàng theo điều kiện đã thỏa thuận. Trách nhiệm của mỗi bên đến đâu, sẽ theo quy định trong hợp đồng.
Bạn có thể căn cứ vào điều kiện giao hàng nêu trên (FOB, CIF…), và tham khảo trong Các điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms (bản 2000 hoặc 2010), để biết hàng hóa chuyển giao cho mình từ thời điểm nào, và trách nhiệm của mình gồm những gì.
Cụ thể hơn, theo điều kiện CIF, người bán thuê công ty vận chuyển (hãng tàu) và mua bảo hiểm hàng, đưa hàng đến cảng dỡ (chẳng hạn Hải Phòng). Bạn là người mua hàng, sẽ làm thủ tục hải quan tại Hải Phòng & tự thuê vận tải bộ kéo hàng về kho.
Với điều kiện FOB, bạn sẽ tự thu xếp chặng vận tải biển & mua bảo hiểm cho hàng. Bạn cũng cần lưu ý, với cả 2 điều kiện này, trách nhiệm của người bán hàng sẽ đều chấm dứt khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp.
Với những điều kiện khác: ExWork, DDU… trách nhiệm của hai bên sẽ thay đổi, bạn tra cứu Incoterms, sẽ biết mình cần phải làm gì.
Bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu các thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc khi liên hệ ngay với TPI Vietnam ngay hôm nay 0914 519 759. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn tất tần tật các thủ tục một cách nhanh nhất với mức giá vô cùng rẻ.
3. Xác định mức thuế quan khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Doanh nghiệp Căn cứ vào Điều 3, Điều 4 Nghị định 153/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2018-2022.
Thêm vào đó doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tra cứu nhóm mã hàng hóa tại nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, Hàng hóa nhập khẩu không thuộc trường hợp được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại tiết b, khoản 3, Điều 5, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi nếu là hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Như vậy, mức thuế quan của hàng hóa mà doanh nghiệp nhập khẩu được quy định theo nhóm mã ngành để xác định chính xác mức thuế quan cần đóng doanh nghiệp cần chủ động tra cứu các văn bản pháp luật nêu trên để xác định chi phí hợp lý nhất.
4. Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ hải quan tại Việt Nam.
Căn cứ vào thông tin trên những chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.
Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan (chi cục quản lý cảng dỡ hàng hoặc kho CFS đang lưu giữ hàng). Tùy theo kết quả truyền tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ, mà bộ chứng từ cần nhiều hay ít. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên chuẩn bị sẵn những chứng từ đầy đủ như trường hợp tờ khai luồng Vàng.
Trong trường hợp luồng Vàng, hồ sơ hải quan gồm:
- Bộ tờ khai hải quan & phụ lục (nếu nhiều mục hàng): 01 bản in.
- Hóa đơn thương mại: 01 bản sao.
- Vận đơn: 01 bản sao.
- Hóa đơn cước biển (với điều kiện FOB): 01 bản sao.
- Chứng từ khác: CO, kiểm tra chất lượng (nếu có)…
- Bạn đem bộ hồ sơ tới đúng chi cục hải quan để làm thủ tục. Đồng thời đừng quên nộp thuế để được thông quan. Công việc tiếp theo, bạn xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi. Như vậy là xong công việc thủ tục nhập khẩu hàng hóa liên quan tới cơ quan hải quan.
Trên đây là bài viết về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc của Tâm Phát._______________________________________________________________
- HOTLINE: 0914 519 759
- ĐỊA CHỈ: 8-10 Lê Văn Thiêm, phường Tân Phong, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh
- FANPAGE: https://www.facebook.com/TPITamPhat
- WEBSITE: http://tpivietnam.net
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!