Hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến bạn có thể lựa chọn: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn cho mình một loại hình doanh nghiệp phù hợp.
- Trước khi thành lập doanh nghiệp Chuẩn bị bản sao y chứng thực CMND/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân/chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật và các thành viên (đối với loại hình công ty TNHH) hoặc của người đại diện theo pháp luật và các cổ đông (đối với loại hình công ty cổ phần).
Lưu ý: Thời hạn chứng thực CMND/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân/chứng thực cá nhân hợp pháp khác không quá 3 tháng và các giấy tờ này phải còn hiệu lực.
- Lựa chọn đặt tên của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
Tên công ty không được trùng lắp hoàn toàn với các công ty đã thành lập doanh nghiệp trước đó (áp dụng trên toàn quốc) được quy định tại Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2014. Để xác định tên công ty mình dự kiến đặt có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào vào “dangkykinhdoanh.gov.vn” để kiểm tra.
- Xác định địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Xác định ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp
Trước khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp Bạn cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh có cần điều kiện hay không (điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…)
- Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng sau này như sau:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm;
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.
- Xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Lưu ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Bước 2: Tiến hành thủ tục soạn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới
Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết chúng ta tiến hành soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập công ty và nộp lên sở KH & ĐT nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
- Soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (1 bản).
- Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản).
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật (theo mẫu qui định) (1bản).
- Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, các thành viên, người đại diện theo pháp luật.
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực (1bản).
- Nếu thành viên góp vốn là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập doanh nghiệp; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác; bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản).
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu (1 bản)
- Thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (1 bản).
- Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề (1 bản),
- Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ
- Công bố thông tin thành lập mới doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.
Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
________________________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
- HOTLINE: 0914 519 759
- ĐỊA CHỈ: 8-10 Lê Văn Thiêm, phường Tân Phong, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh
- FANPAGE: https://www.facebook.com/TPITamPhat
- WEBSITE: http://tpivietnam.net
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!